Đèn dầu là món đồ thường được tìm thấy trên bàn thờ gia tiên. Nó mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về mặt văn hóa, tâm linh. Vậy, vị trí để đèn dầu trên bàn thờ là gì và có nên thay thế hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé.
Ý nghĩa của đèn dầu trong văn hóa tâm linh
Phong tục thờ cúng ông bà từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Bên cạnh các món vật phẩm khác thì đèn dầu là món đồ không thể thiếu. Nó vừa mang ý nghĩa tâm linh mà vừa ẩn chứa ý nghĩa phong thủy. Vì thế nên nó được ưu tiên đặt ở vị trí trên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ của gia đình nhằm giữ lửa.

Trong quan niệm của người Việt Nam thì lửa có ý nghĩa làm cầu nối của 2 thế giới âm dương. Khi nén hương được thắp nên vô hình là nhịp cầu kết nối các thế hệ con cháu với người đã khuất.
@subattrang Bộ bát đĩa sứ Bát Tràng chính hãng #subattrang #bobatdia #battrang #learnontiktok #nauan #nauancungtiktok #batdia ♬ nhạc nền - Sứ Bát Tràng Online
Trong phong thủy thì đèn dầu chính là biện pháp để bảo vệ và ngăn chặn nguồn năng lượng xấu có cơ hội được xâm nhập, xua đuổi tà ma. Nó giúp cho vong vinh được thờ như gia tiên hay thần thánh không bị quấy phá, ngăn cản. Nó giúp gia chủ được cha chở và làm ăn phát đạt hơn.
Đặc biệt đèn dầu thờ cúng là đại diện cho yếu tố Hỏa. Theo ngũ hành tương sinh trên bàn thờ cần có 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Vì vậy có đèn dầu sẽ giúp cân bằng ngũ hành và giúp chủ nhân nhận được phúc lộc, bình an.
Vị trí để đèn dầu trên bàn thờ
Theo quan niệm của người Việt như đã chia sẻ thì lửa là cầu nối giữa thế giới của người sống và người âm. Điều này thể hiện ở việc trên bàn thờ lúc nào cũng có đèn dầu. Ngày giỗ, ngày tết thì trên bàn thờ không thể không có lửa và nhang khói. Chỉ khi đèn dầu có lửa, thắp hương và người Việt khấn vái mới thể hiện được lòng tin và lòng thành kính của con cháu mời ông bà hướng về cõi linh thiêng.
Về mặt phong thủy chúng ta sẽ thấy trên bàn thờ phải hội tụ đầy đủ sự hiện diện của ngũ hành. Như vậy mới đạt được sự cân bằng. Bên cạnh nén nhang thắp trên bàn thờ thì đèn dầu là yếu tố hỏa. Vì thế nên cần đảm bảo đúng văn hóa truyền thống.
Vị trí để đèn dầu trên bàn thờ đó là nằm cân xứng hai bên so với bát hương gia tiên. Như thế vừa tiện cho gia chủ thực hiện nghi lễ thờ cúng mà lại vừa đúng với văn hóa truyền thống.
Bộ bát đĩa hoa mặt trời
Vị trí để đèn dầu trên bàn thờ và phương pháp chọn đèn dầu hợp phong thuỷ
Ngày nay trên thị trường có khá nhiều nơi sản xuất sản phẩm đèn dầu. Với mẫu mã và kiểu dáng đa dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau. Vì vậy người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
@subattrang 11 Họa tiết phổ biến trên bộ bát đĩa của Sứ Bát Tràng #subattrang #bobatdia #bobatdiacaocap #bobatdiahoamattroi #battrang #battrangvietnam #nauancungtiktok #nauan #fyp #learnontiktok ♬ nhạc nền - рќ™рќ˜їрќ™§рќ™–рќ™ рќ™љ рџЋ¶
Đa phần các mẫu đèn dầu phổ biến hiện nay đều được làm bằng đồng. Chất liệu này được xem như là sự kết hợp giữa yếu tố ngũ hành cùng với trời đất. Đèn bằng đồng mang tới sự tài lộc, thịnh vượng và sự may mắn. Bên cạnh đó chất liệu đồng còn là chất liệu giúp nâng cao được tuổi thọ. Đèn dầu sử dụng được lâu hơn và giúp cho người dùng tiết kiệm hơn nhiều.
Có nên thay thế đèn dầu bằng đèn điện khi thờ cúng?
Việc có nên thay thế đèn dầu bàng đèn điện hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị hiếu và đức tin. Mỗi một loại đèn đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Có thể gọi là đèn dầu là ánh sáng của sự tiếp nối. Đây sẽ là sự tiếp nối của quá khứ đối với hiện tại của giá trị và phong tục một cách tốt đẹp nhất của dân tộc. Nếu bạn đề cao tới các giá trị truyền thống hoặc giá trị về mặt tâm linh thì đèn dầu chính là sự lựa chọn vô cùng phù hợp.
Nếu bạn là người hiện đại và muốn hạn chế rủi ro về cháy nổ thì đèn điện sẽ là phương án tối ưu. Vì chung quy dù đèn nào thì tấm lòng thành kính vẫn là điều mà bạn cần ưu tiên và quan tâm hơn cả.
Vừa rồi là chia sẻ của chúng tôi về vị trí để đèn dầu trên bàn thờ. Hy vọng rằng đây sẽ là chia sẻ hữu ích dành cho các bạn!
Cách dùng đèn dầu sao cho an toàn
Đèn dầu là một thiết bị chiếu sáng truyền thống, được sử dụng từ lâu đời trước khi có sự xuất hiện của điện. Dưới đây là cách sử dụng đèn dầu:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Để sử dụng đèn dầu, bạn cần có dầu (thường là dầu thực vật hoặc dầu hỏa) và bấc (dây dẫn lửa).
- Đổ dầu vào đèn: Mở nắp đèn và đổ dầu vào bình chứa. Lưu ý không nên đổ quá đầy để tránh việc dầu tràn ra ngoài khi bấc hấp thụ dầu.
- Lắp đặt bấc: Đặt bấc vào chỗ dành riêng cho nó trên đèn, đảm bảo phần dưới của bấc ngâm trong dầu để hút dầu lên.
- Châm lửa: Sau khi đã chuẩn bị xong, dùng một que diêm hoặc bật lửa để châm lửa vào đầu bấc. Chờ một chút để bấc cháy ổn định.
- Điều chỉnh độ dài bấc: Nếu ngọn lửa quá lớn hoặc khói nhiều, bạn có thể điều chỉnh độ dài của bấc bằng cách kéo lên hoặc đẩy xuống. Bấc quá dài sẽ tạo ra nhiều khói, trong khi bấc quá ngắn sẽ làm tắt lửa.
- Sử dụng an toàn: Khi sử dụng đèn dầu, hãy để đèn ở nơi an toàn, tránh xa vật dụng dễ cháy. Ngoài ra, không để trẻ em lại gần đèn khi đang hoạt động.
- Tắt đèn sau khi sử dụng: Để tắt đèn, bạn có thể dập lửa bằng cách vặn bấc xuống hoặc đặt một nắp nhỏ lên để ngăn không cho ngọn lửa tiếp xúc với oxi.
- Bảo quản: Sau khi sử dụng, hãy đảm bảo rằng đèn đã nguội hoàn toàn trước khi lưu trữ. Nếu còn dầu trong đèn, bạn nên đậy nắp kín để tránh bay hơi.
Trên đây là hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng đèn dầu. Hãy luôn cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị có lửa để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.